Để có được vẻ ngoài cổ kính như hiện tại, kim tự tháp Ai Cập đã phải trải qua một quá trình lịch sử rất lâu dài. Kim tự tháp Kheops (kim...
Để có được vẻ ngoài cổ kính như hiện tại, kim tự tháp Ai Cập đã phải trải qua một quá trình lịch sử rất lâu dài.
Kim tự tháp Kheops (kim tự tháp Khufu hoặc Đại kim tự tháp Giza) là một trong những công trình cổ nhất và duy nhất còn tồn tại trong số 7 kỳ quan thế giới cổ đại hiện nay, được cho là đã được xây dựng trong khoảng thời gian 20 năm từ khoảng năm 2560 TCN. Công trình vĩ đại này được hình thành từ 2,3 triệu khối đá vôi với tổng trọng lượng lên đến 6 triệu tấn. Số lượng vữa sử dụng vào khoảng 0,5 tấn. Đặc biệt, những tấm đá granit bên trong lăng mộ có thể nặng tới 70 tấn. Chúng được vận chuyển hoàn toàn bằng sức người từ Aswan, cách đó 800 km.
Ai trong chúng ta chắc hẳn cũng chỉ từng ngắm nhìn kim tự tháp Ai Cập cổ đại qua những bức ảnh hay trong các video trên mạng, đều thấy rằng nó có màu vàng cam rất cổ kính. Câu chuyện về quá trình xây dựng cực khổ phía trên chắc ai cũng biết rồi. Thế nhưng đã bao giờ bạn tự thắc mắc các kim tự tháp khi mới xây xong sẽ có vẻ ngoài như thế nào không?
Vẻ ngoài đầy cổ kính của những kim tự tháp thời hiện đại ai cũng có thể thấy thông qua những bức ảnh trên mạng.
Theo nghiên cứu của nhiều nhà khảo cổ, kim tự tháp Giza ở Ai Cập ban đầu vốn dĩ có màu trắng, đỉnh dát vàng, trơn bóng như gương và tỏa sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời như một viên kim cương. Điều này khá trái ngược với vẻ ngoài màu vàng cam gồ ghề, cổ xưa như những bức ảnh ta thường thấy.
Diện mạo ban đầu của kim tự tháp Ai Cập có thể khiến nhiều người bất ngờ đấy!
Thật vậy, nhiều nguồn tài liệu ghi lại rằng các kim tự tháp được hoàn thành khoảng hơn 4500 năm trước. Tại thời điểm đó, chúng được bọc một lớp vỏ đá vôi gọi là Taru bên ngoài. Các vỏ đá này được cắt với độ chính xác đến kinh ngạc, đánh bóng hoàn hảo đến mức mịn như gương tạo thành một sườn dốc trơn, thậm chí có thể phản chiếu ánh sáng mặt trời. Nhìn từ xa, trông nó chẳng khác nào một viên kim cương lấp lánh.
Nhìn từ xa, chúng còn có thể phát sáng lấp lánh như những viên kim cương.
Mỗi khối đá vôi này có kích thước chiều dài và chiều cao khoảng 1,5m, sâu 1,8m. Chúng có khối lượng 15 tấn và được cắt từ các khối đá vôi vuông cạnh nặng 40 tấn. Độ chính xác của vết cắt là 1/100 inch. Thậm chí, trên đỉnh tháp còn được dát vàng với mục đích biến kim tự tháp thành kiến trúc rực rỡ nhất thế gian, tựa như "ngọn hải đăng" giữa sa mạc.
Mục đích của người xưa là muốn biến kim tự tháp trở thành một "ngọn hải đăng" giữa sa mạc.
Để có vẻ ngoài gồ ghề từng bậc như ngày hôm nay, các khối đá Taru này đã phải trải qua quá trình biến đổi mạnh trong lịch sử. Nhiều nguồn tài liệu ghi lại rằng vào năm 1356, những khối vỏ đá được dỡ bỏ để làm nguyên liệu cho các công trình tôn giáo và quân sự, mà Nhà thờ Hồi giáo ở Cairo là một trong số đó khi các khối vỏ đá được tìm thấy ngày nay vẫn còn nguyên vẹn trong cấu trúc của nhà thờ.
Ngoài ra, một phần các khối vỏ đá còn lại bị phá hỏng do những trận động đất. Từ đó chúng hình thành nên những đống đổ nát xung quanh các kim tự tháp. Sau này, đống đổ nát được dọn sạch và chẳng ai nhìn thấy dấu vết này nữa. Tuy nhiên, hiện nay tại kim tự tháp Giza, người ta vẫn còn thấy một vài viên đá trắng còn sót lại.
Ngày nay, các kim tự tháp sở hữu vẻ ngoài khá gồ ghề với những khối đá vô cùng cổ kính.
@paulmyra
Những khối đá khổng lồ tạo thành kim tự tháp thu hút sự chú ý của du khách khi đến đây.
Nếu vô tình, bạn còn bắt gặp một vài mảnh đá trắng nằm rải rác bên dưới khu vực xung quanh kim tự tháp nữa đấy!
Nguồn: Wikipedia, Todayifoundout
Không có nhận xét nào